Abstract

Tóm tắt Đặt vấn đề: Béo phì là một vấn đề cấp thiết cần giải quyết của thời đại. Nghiên cứu đánh giá kết quả giả cân của phẫu thuật nội soi tạo hình dạ dày hình ống (Laparoscopic Sleeve Gastrectomy - LSG) và so sánh với phẫu thuật nội soi đặt vòng thắt dạ dày (Laparoscopic Adjustable Gastric Banding - LAGB). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, có đối chứng. Nhóm nghiên cứu gồm 34 người bệnh được thực hiện phẫu LSG từ năm 2018 đến năm 2020, nhóm đối chứng gồm 38 người bệnh được thực hiện phẫu thuật LAGB từ năm 2011 đến năm 2017 tại Khoa phẫu thuật cấp cứu bụng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Kết quả: Độ tuổi trung bình của 2 nhóm người bệnh là 33,3 ± 9,6 và 29,6 ± 10,0 tuổi; BMI trung bình là 38,8 ± 4,3 và 39,0 ± 5,7 kg/m2, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Người bệnh trong nhóm thực hiện phẫu thuật LSG cho thấy kết quả giảm cân tốt hơn so với nhóm LAGB. Sau phẫu thuật 2 năm, phần trăm trọng lượng cơ thể dư thừa mất đi (% Excess Weight Loss - %EWL) của nhóm LSG là 84,1 ± 18,7%, cao hơn nhóm LAGB là 69,5 ± 19,2%, có ý nghĩa thống kê (p=0,002). Kết luận: Phẫu thuật LSG có kết quả giảm cân tốt, phần trăm trọng lượng cơ thể dư thừa mất đi cao hơn phẫu thuật LAGB trong điều trị bệnh béo phì. Từ khóa: Phẫu thuật nội soi tạo hình dạ dày hình ống (LSG), phẫu thuật nội soi đặt vòng thắt dạ dày (LAGB), phần trăm trọng lượng cơ thể dư thừa mất đi (%EWL) Abstract Introductions: Obesity is an urgent problem to be solved of the times. The study evaluated the weight loss results of Laparoscopic Sleeve Gastrectomy (LSG) and compared with Laparoscopic Adjustable Gastric Banding (LAGB). Materials and methods: Controlled descriptive study. The study group included 34 patients who were operated by LSG from 2018 to 2020, the control group included 38 patients were previously operated by LAGB from 2011 to 2017 in the Department of Emergency Abdominal Surgery, Viet Duc University Hospital. Results: The mean age of the 2 groups of patients was 33.3 ± 9.6 and 29.6 ± 10.0 years old; The mean BMI was 38.8 ± 4.3 and 39.0 ± 5.7 kg/m2, with no statistically significant difference. Patients in the LSG group showed better weight loss results than the LAGB group. After surgery 2 years, the percentage of excess body weight lost (%EWL) of the LSG group was 84.1 ± 18.7%, better than that of the LAGB group of 69.5 ± 19.2%, with statistically significant (p=0.002). Conclusion: LSG had good weight loss results, better than LAGB in management of obesity. Keywords: Laparoscopic Sleeve Gastrectomy (LSG), Laparoscopic Gastric Banding (LAGB), percentage of excess body weight loss (%EWL)

Full Text
Published version (Free)

Talk to us

Join us for a 30 min session where you can share your feedback and ask us any queries you have

Schedule a call