Tóm tắt Đặt vấn đề: Đánh giá tính khả thi, an toàn, hiệu quả của phẫu thuật nội soi nạo vét hạch vùng chậu bên (Lateral Pelvic Lymph Node Dissection- LPLD) điều trị ung thư trực tràng thấp đã được hóa xạ trị tiền phẫu dài ngày. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu ở người bệnh (NB) ung thư trực tràng thấp được điều trị hóa xạ trị tiền phẫu dài ngày kết hợp phẫu thuật nội soi LPLD tại Khoa Phẫu thuật Hậu môn Trực tràng, Bệnh viện Trung ương Quân đội (TƯQĐ) 108 từ tháng 7/2018 - 02/2020. Kết quả: 14 người bệnh (10 nam, 4 nữ), tuổi trung bình 56,3 ± 10,5 tuổi (28 - 70). 100% u nằm dưới nếp phúc mạc. Giai đoạn (GĐ) trước mổ có 85,7% T4; 14,3% T3, 100% N+. Có 100% NB được hóa xạ trị (HXT) dài ngày trước mổ. GĐ sau HXT có 64,3% T3; 35,7% T2, 100% N+. Khoảng cách bờ dưới u đến mép hậu môn 4,7 ± 0,9cm (3-7). Có 5 NB vét hạch 2 bên, 9 NB vét hạch 1 bên. Thời gian phẫu thuật trung bình 174,3 phút (140 - 200), số lượng máu mất 84,3 ml (35 -200). Thời gian trung bình nạo vét hạch chậu 36,8 phút (15 - 65 phút). Tỉ lệ tai biến trong mổ: 1 NB chảy máu do tổn thương tĩnh mạch chậu trong được khâu cầm máu trong mổ. Tỉ lệ biến chứng chung: 1 NB hẹp miệng nối. Thời gian nằm viện trung bình 10,2 ngày (5 – 17). Tổng số hạch nạo vét toàn bộ là 14,1 hạch (5 - 33). Hạch chậu vét được là 7,6 hạch (3 -22). Tỉ lệ di căn hạch chậu bên: 42,8%. GĐ sau mổ có 35,7% T3; 50,0% T2; 7,1% T1; 7,1% T0; 42,8% N+. Chức năng sinh dục, tiết niệu lần lượt dựa theo câu hỏi thang điểm IIEF, IPSS trước mổ và sau mổ có rối loạn mức độ nhẹ. Kết luận: Phẫu thuật nội soi nạo vét hạch vùng chậu bên điều trị ung thư trực tràng thấp là khả thi, an toàn. Chức năng sinh dục, tiết niệu ít ảnh hưởng. Abstract Introduction: Assessment of the feasibility, safety, effectiveness of lateral pelvic lymph node dissection (LPLD) for lower rectal cancer after preoperative chemoradiotherapy (CRT). Materials and Methods: This was a prospective cohort study of lower rectal cancer treated by laparoscopic lateral pelvic lymph node dissection after preoperative chemoradiotherapy at the Department of Colon and Rectal Surgery, 108 Military Central Hospital between July 2018 and February 2020. Results: Fourteen patients (10 men and 4 women), with a mean (s.d) age of 56.3 (10.5) years. 100% the tumor was extraperitoneal. Pre-operative stage was 85.7 % T4; 14.3% T3, 100% N+. 100% has CRT for long term. After CRT were 64.3% T3; 35.7% T2, 100% N+. The distance from tumors to anal verge was 4,7 0,9cm (3-7). Bilateral LPLD was in 5 cases, and unilateral in 9 cases. The mean operation time was 174.3 minutes (range, 140 – 200), mean operative blood loss 84.3 ml (range, 35 to 200). The duration time mean for lymph node dissection was 36.8 minutes (15 – 65). Pre-operative accident: 1 bleeding due to injury to internal iliac veins has repair during the operation, post-operative complication: 1 patient has anastomotic stenosis. The length stay mean was 10,2 days (5 -17). The mean number of harvested lymph nodes was 14.1 (5-33). The number of pelvic lymph nodes harvested was 7,6 (3-22). The rate of positive lateral lymph nodes was 42.8%. Postoperative stage was 35.7 % T3; 50.0% T2; 7.1% T1; 42.8% N1. The sexual function as well as urinary function were evaluated according to perioperative and postoperation by using standard questionnaires of the International Prostate Symptom Score (IPSS) and the International Index of Erectile Function ( IIEF) showed a little disorder. Conclusion: The LPLD technique is feasible, safe, effective for lower rectal cancer after preoperative chemoradiotherapy. Keywords: Lateral Pelvic Lymph Node Dissection – LPLD, rectal cancer, preoperative chemoradiotherapy.