Abstract Introduction: Laparoscopic living donor nephrectomy (LLDN), which is standard technique, has more advantages than open nephrectomy. Today, there are two approachs in LLDN, including retroperitoneal and transperitoneal. We evaluate results of modified retroperitoneal and transperitoneal laparoscopic living donor nephrectomy, give selection criteria as well as the advantages and disadvantages of each approach. Materials and Methods: Prospective study of 84 voluntary living kidney donors who underwent modified retroperitoneal and transperitoneal laparoscopic living donor nephrectomy (RPLDN) and (TPLDN) in Transplant Center, Hue Central Hospital, between 1/2018 and 6/2020. Results: The difference in BMI among two groups was roughly 2 (Kg/m2) (p<0,05). The perioperative, postoperative complication rate and the conversion rate to open surgery were similar between the two groups. The surgical time and blood loss was significantly lower in RPLDN (139,38 ± 24,73 min, 46,35 ± 13,32 ml) than in TPLDN (174,39 ± 40,86 min, 67,92 ± 30,76 ml) (p<0,05). Comparing characteristics such as warm ischemic time, hospital stays, flatulence time, removal time of drainage and urinary catheter indicated that they were similar between the two groups (p>0,05). Conclusion: Both RPLDN and TPLDN are safe and effective procedures. RPLDN should be conducted in patients with low BMI (< 23 kg/m2), previous abdominal operations and wide flank space. Moreover, modified RPLDN has shorter operative time, less blood loss and good esthetic aspect comparing to TPLDN. Key word: Retroperitoneal laparoscopic, transperitoneal laparoscopic, nephrectomy living donor. Tóm tắt Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi (PTNS) lấy thận ghép trên người hiến sống được xem là phương pháp có nhiều ưu điểm hơn so với mổ mở kinh điển. Hiện nay, có 2 phương pháp tiếp cận chính là sau phúc mạc (RPLDN) và xuyên phúc mạc (TPLDN). Chúng tôi đánh giá kết quả PTNS sau phúc mạc có cải biên và phẫu thuật xuyên phúc mạc để lấy thận ghép trên người hiến sống, đưa ra các tiêu chuẩn chọn lựa cho mỗi phương pháp và ưu nhược điểm của mỗi phương pháp. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu 84 người bệnh (NB) hiến thận tự nguyện được phẫu thuật lấy thận nội soi sau phúc mạc cải biên và xuyên phúc mạc tại Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2020. Kết quả: Chỉ số BMI có sự khác biệt giữa 2 nhóm RPLDN và TPLDN khoảng 2 (Kg/m2) (p<0,05). Tỷ lệ biến chứng trong mổ, tỷ lệ biến chứng sau mổ là tương đương nhau giữa 2 nhóm. Thời gian phẫu thuật và lượng máu mất của phương pháp nội soi sau phúc mạc là thấp hơn (139,38 ± 24,73 phút, 46,35 ± 13,32 ml) đáng kể so với xuyên phúc mạc (174,39 ± 40,86 phút, 67,92 ± 30,76 ml) (p<0,05). Thời gian thiếu máu nóng, thời gian hậu phẫu, thời gian có trung tiện, thời gian rút ống dẫn lưu, thời gian rút sonde tiểu, nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy sự tương đồng giữa 2 nhóm (p>0,05). Kết luận: PTNS sau và xuyên phúc mạc là 2 phương pháp an toàn và hiệu quả trong lấy thận ghép trên người hiến sống. Nội soi sau phúc mạc nên áp dụng cho các ca hiến có chỉ số BMI thấp (< 23 kg/m2), khoảng hông lưng rộng hay có phẫu thuật vùng bụng trước đó. PTNS sau phúc mạc cải biên có thời gian phẫu thuật nhanh hơn, ít mất máu hơn nhưng ít thẩm mỹ hơn xuyên phúc mạc. Từ khóa: Nội soi sau phúc mạc, nội soi xuyên phúc mạc, lấy thận người hiến sống.