Abstract

Mục tiêu: Đánh giá giá trị của các yếu tố giảm cân và giảm khẩu phần ăn với kết quả sàng lọc dinh dưỡng bằng công cụ MST (Malnutrition screening tool). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 466 người bệnh nội trú tại bệnh viện Quân y 103 nhân tuần lễ dinh dưỡng toàn cầu. Kết quả: Người bệnh khối nội người lớn, tỷ lệ có bệnh lý kèm theo cao, điểm sàng lọc dinh dưỡng MST cao hơn khối ngoại. Tình trạng giảm khẩu phần ăn của người bệnh khối nội rõ hơn khối ngoại, tỷ lệ giảm cân cũng cao hơn. Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung của bệnh viện theo BMI là 18,5%, trong đó khối ngoại cao hơn khối nội (p > 0,05). Ngược lại, tỷ lệ suy dinh dưỡng chung MST là 34,1%, trong đó khối ngoại thấp hơn khối nội (p < 0,05). Một số yếu tố liên quan với nguy cơ suy dinh dưỡng gồm: sụt cân 2 tuần qua (OR = 4,87; p < 0,001); Khẩu phần ăn tuần trước giảm trên một nửa (OR = 4,36; p < 0,001); Giảm cân trong 3 tháng trên 5% (OR = 3,11; p < 0,01); người bệnh có thẻ BHYT (OR = 2,8; p < 0,05); Bữa trưa giảm trên một nửa (OR = 1,94; p < 0,05). Với nguy cơ suy dinh dưỡng mức độ nặng, các yếu tố liên quan gồm: Khẩu phần ăn tuần trước giảm trên một nửa (OR = 6,4; p < 0,001); Nghề nghiệp có thu nhập ổn định (OR = 0,35; p < 0,05). Kết luận: Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung của người bệnh nội trú theo MST là 34,1%, trong đó khối ngoại có tỷ lệ thấp hơn khối nội. Các triệu chứng có giá trị với nguy cơ suy dinh dưỡng của người bệnh theo thứ tự từ cao xuống thấp là sụt cân 2 tuần qua, khẩu phần ăn tuần trước giảm trên một nửa, giảm cân trong 3 tháng trên 5%, bữa trưa giảm trên một nửa. Các câu hỏi của hoạt động ngày dinh dưỡng thế giới có giá trị cao trong phát hiện nguy cơ suy dinh dưỡng của bệnh nhân.

Full Text
Published version (Free)

Talk to us

Join us for a 30 min session where you can share your feedback and ask us any queries you have

Schedule a call