Abstract

Tóm tắt: Đặt vấn đề: Đánh giá kết quả bước đầu về tính an toàn, tính hiệu quả của phương pháp nội soi sau phúc mạc điều trị niệu quản sau tĩnh mạch chủ dưới. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 16 bệnh nhân (10 nam và 6 nữ) được mổ nội soi sau phúc mạc (NSSPM) điều trị niệu quản (NQ) sau tĩnh mạch chủ dưới (TMCD) từ tháng 1/2014 đến 12/2018 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả: Có 10 bệnh nhân nam, 6 bệnh nhân nữ, độ tuổi trung bình 36 (17-62). Thời gian mổ trung bình: 90 phút (60-120), lượng máu mất trung bình: 30ml (20-40), thời gian rút dẫn lưu sau mổ: 2,5 ngày (1-3), thời gian nằm viện trung bình: 4 ngày (3-5), trung tiện sau mổ: 5 giờ (4-6), đau sau mổ ít: VAS 1 điểm Kết quả sau phẫu thuật: thành công 100% không có tai biến trong mổ, không có bệnh nhân nào chuyển mổ mở, không có xì rò nước tiểu hoặc áp xe sau mổ. Có 1 trường hợp tụt JJ sau mổ 2 tuần, bệnh nhân đau tức hông lưng bên phải sau đó đặt lại JJ trong 1 tháng, bệnh nhân ổn định. Tất cả bệnh nhân được đánh giá lại sau 3 tháng, khám lâm sàng, siêu âm và chụp UIV cho kết quả tốt, bệnh nhân hài lòng. Kết luận: Phẫu thuật NSSPM điều trị niệu quản sau tĩnh mạch chủ dưới an toàn và hiệu quả, thời gian phục hồi ngắn, đau sau mổ ít, có tính thẩm mỹ cao. Abstract Introduction: To assume the initial results of retroperitoneal laparoscopic for retrocava ureter in Viet Duc University Hospital and Ha Noi Medical University Hospital. Material and Methods: Descriptive study of 16 patients were operated to repair of retrocaval ureter by retroperitoneal laparoscopic surgery of from January 2014 to December 2018. Results: All procedures were laparoscopically completed with no open conversion, the median age was 36 years (17-62). 62.5% was male (10 of 16) and 37.5% was female (6 of 16), the median operation time was 90 (60-120) minutes, the mean amount of blood loss was 30 ml (20- 40) ml, median hospital stay was 4 day (3 -5). The median drainage time was 2 days (1-3) The JJ-stent was removed 4 weeks after surgery. There was no complications such as urinary fistula, no abdominal cavity abscess. There is one patient who was migrating the ureter catheter two weeks after operation, he was a new JJ and maintained one month. Patients have been following up after 3 month, every year, intravenous urinary imaging and ultrasonography performed at 3, 6 and 12 months after surgery, showed no ureteral stricture inserted along the anastomotic tract, perfect ureteric anastomosis and a decrease of hydronephrosis level, confirmed at ultrasonography and intravenous urinary imaging. Conclusion: The initial result of retroperitoneal laparoscopic approach to repair retrocava is feasible and safe. Patients have achieved a good treatment with short hospital stay, painless, good aesthetic aspect, and an excellent minimally invasive treatment option for retrocaval ureter. Moreover, a thorough review of published data supports our viewpoint that laparoscopic surgery should probably be the first-line treatment for retrocaval ureter. Keywords: Retroperitoneal laparoscopic, retrocaval ureter.

Full Text
Paper version not known

Talk to us

Join us for a 30 min session where you can share your feedback and ask us any queries you have

Schedule a call

Disclaimer: All third-party content on this website/platform is and will remain the property of their respective owners and is provided on "as is" basis without any warranties, express or implied. Use of third-party content does not indicate any affiliation, sponsorship with or endorsement by them. Any references to third-party content is to identify the corresponding services and shall be considered fair use under The CopyrightLaw.