Abstract

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là một loại hợp đồng vận chuyển đặc thù. Người vận chuyển sẽ sử dụng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng này tới cảng khác, đi qua một hoặc nhiều vùng biển giữa các quốc gia, vùng biển quốc tế... Nên việc xác định trách nhiệm của các người trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển rất cần thiết. Nhiều chủ thể khi tham gia vào hợp đồng thường xảy ra sự nhầm lẫn về nghĩa vụ của hợp đồng và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng. Vì vậy, việc xác định rõ trách nhiệm của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển giúp cho các bên nhận biết trước hậu quả pháp lý bất lợi nếu vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Từ đó, tranh chấp phát sinh dựa vào thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế thường rất phức tạp trong việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp, luật áp dụng. Theo đó, có hai cơ chế có sự tham gia của bên thứ ba trong quá trình giải quyết và đưa ra quyết định là cơ chế tòa án và cơ chế trọng tài. Với đặc thù tranh chấp hợp đồng có tính quốc tế, cơ chế trọng tài có những ưu và nhược điểm nhất định trong quá trình giải quyết. Bài viết tập trung nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo con đường trọng tài như là một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả và nhanh chóng.

Full Text
Published version (Free)

Talk to us

Join us for a 30 min session where you can share your feedback and ask us any queries you have

Schedule a call