Abstract
Hòn Rồng massif granitoid has a high mountainous terrain, with an absolute height of 728 m, relatively equal, slightly extended in the Northwest-Southeast direction, occupying an area of about 29 km2. Petrographical composition is mainly medium - grained biotite granite (phase 2), minor is fine- grained biotite granite (phase 3), vein rocks are aplite granite and pegmatite and a little of xenolith of granodiorite in medium - grained biotite granite. Medium-grained biotite granite: major mineral composition (%): plagioclase (oligoclase) 25–35, quartz 30, orthoclas 25, biotite 5 - 8 and few hornblend; fine-grained granite (%): plagioclase (oligoclase) 30 - 35; quartz 30 - 35; feldspar kali (orthoclase, and microclin) 30, biotite 3 - 5; accessory mineral is zircon, orthite, apatite, sphen, and very little ore minerals (about 2%); epimagmatic minerals including: chlorite, epidot, kaolinite, sericite, carbonate, sausorite-replaced association. Rocks are altered alkalization strongly (albitization and microlinization), and minor are chloritization, epidotization and sericitization. Averaged chemical compositions (%)SiO2: 69.07–72.07; total alkali(K2O+Na2O) 7.35–7.96. Ratio of K2O/Na2O 1.04, low TiO2 (0.24–0.37). Ratios of A/CNK 1.02–1.09, Rb/Sr: 0.27–1.62; Ba/Sr: 1.82–2.56, Ba/Rb: 1.58–7.13; K/Rb: 0.42–0.62; Ca/Sr: 0.21–0.47; the value of Eu anomalies is low. Granite belongs to calc-alkaline, aluminum content is from medium to high; K-Na alkaline series, I-granite type. Granitoid had been formed in plutonic - volcanic arc of subduction-zone. Compared with the granitoid formations in South Vietnam territory, Hòn Rồng massif granitoid belongs to phase 2 (main) and phase 3 (minor) of Đèo Cả complex with late Kreta age.
Highlights
Plagioclas I có dạng lăng trụ tự hình đến nửa tự hình, kích thước từ 0,5 đến 4 mm, phổ biến 0,8x1mm; cấu tạo song tinh đa hợp theo luật albit (Hình 3); đôi chỗ có kiến trúc myrmekit; số hiệu plagioclas xác định theo luật song tinh albit trên tiết diện thẳng góc với mặt (010) là oligioclas [Np^(010) = 120, An=27]; biến đổi thứ sinh phổ biến gồm sericit hóa (15%) và sausorit hóa (5%)
Biotit: Dạng vảy, kích thước phổ biến 0,5x0,8 mm; phân bố rải rác hoặc tập trung dạng ổ nhỏ; dưới 1 nicol có màu nâu, đa sắc rõ: Ng >Nm > Np; biến đổi thứ sinh mạnh là chlorit hóa ven rìa, dọc cát khai (15%), đôi chỗ bị biến đổi hoàn toàn hoặc bị epidot hóa thay thế từng phần (Hình 8)
Các nguyên tố Ba và Eu có hàm lượng thấp và có dị thường âm trên biểu đồ chuẩn hóa
Summary
TÓM TẮT Granitoid khối Hòn Rồng có dạng địa hình đồi núi cao, với độ cao tuyệt đối là 728 m, tương đối đẳng thước, hơi kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam, có diện lộ khoảng 29 km[2]. Thành phần thạch học chủ yếu gồm granit biotit hạt vừa (pha 2), thứ yếu là granit hạt nhỏ (pha 3), các đá mạch là granit aplit và pegmatit và ít thể tù granodiorit (pha 1) trong granit biotit hạt vừa. Thành phần khoáng vật chính của granit biotit hạt vừa gồm (%): plagioclas (oligoclas) 25-35, thạch anh 30, orthoclas 25, biotit [5,6,7,8] và rất ít hornblend; của granit hạt nhỏ gồm (%): plagioclas (oligoclas) 30-35; thạch anh [30-35]; feldspar kali (gồm orthoclas và microclin) 30, biotit [3,4,5]; khoáng vật phụ gồm zircon, orthit, apatit, sphen và ít khoáng vật quặng (khoảng 2%); khoáng vật thứ sinh: chlorit, epidot, kaolinit, sericit, carbonat và tập hợp sausorit. Đối sánh với các thành tạo granitoid ở Nam Việt Nam, granitoid khối Hòn Rồng thuộc pha 2 (chủ yếu) và pha 3 (thứ yếu) của phức hệ Đèo Cả có tuổi Kreta muộn. Đây là bài báo công bố mở được phát hành theo các điều khoản của the Creative Commons Attribution 4.0 International license
Published Version (Free)
Talk to us
Join us for a 30 min session where you can share your feedback and ask us any queries you have