Abstract

Với mong muốn sớm trở thành cường quốc “toàn diện” trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng trở nên gay gắt kể từ thập niên đầu của thế kỷ XXI, Nhật Bản đã diễn giải lại Hiến pháp nhằm dần hợp pháp hóa quân đội. Trước sự trỗi dậy mạnh mẽ về quân sự của Trung Quốc cũng như sức mạnh toàn cầu của Mỹ suy giảm, Nội các Nhật Bản thông qua bốn văn bản quan trọng nhất về An ninh quốc phòng, gồm Chiến lược An ninh quốc gia, Đại cương Kế hoạch Phòng vệ, Chương trình Phòng vệ trung hạn (tháng 12/2022), Sách trắng quốc phòng 2023 (tháng 7/2023), qua đó tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng lên 2% GDP, tuyên bố sở hữu khả năng tấn công ra bên ngoài. Cả bốn văn kiện này đều mở đường cho việc hiện đại hóa và tăng cường rõ rệt tiềm lực quân sự và quốc phòng của Nhật Bản để đảm bảo an ninh quốc gia và nâng cao vai trò, ảnh hưởng về chính trị - an ninh tại khu vực và trên thế giới. Động thái này này có thể tạo ra tiền đề thúc đẩy Nhật Bản trở lại gần hơn với sức mạnh quân sự trước Chiến tranh thế giới (CTTG) thứ hai, kích hoạt chạy đua vũ trang, tác động đa chiều đến cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nghiên cứu này nhằm làm rõ nguyên nhân và nội dung của những điều chỉnh trong chính sách an ninh - quốc phòng của Nhật Bản thời gian gần đây, các tác động của sự điều chỉnh này đối với cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Qua đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị chính sách phù hợp đối với Việt Nam trong thực hiện đường lối đối ngoại, an ninh - quốc phòng, cũng như nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Full Text
Published version (Free)

Talk to us

Join us for a 30 min session where you can share your feedback and ask us any queries you have

Schedule a call