Tóm tắt Đặt vấn đề: Phẫu thuật tim ít xâm lấn phát triển mạnh trên thế giới và đã được chứng minh đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá tính khả thi và an toàn của kĩ thuật phẫu thuật ít xâm lấn điều trị các dị tật tim bẩm sinh. Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu mô tả hàng loạt ca được thực hiện tại khoa Phẫu thuật tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả các người bệnh có dị tật tim bẩm sinh được phẫu thuật ít xâm lấn sửa chữa dị tật từ tháng 7/2014 đến 7/2018 được thu thập số liệu. Kết quả: Tổng cộng có 134 trường hợp: mở ngực phải có nội soi hỗ trợ (nhóm 1): 62 ca (46%), mở ngực nhỏ giữa xương ức (nhóm 2): 72 ca (54%). Nhóm 1: tuổi trung bình 27.6 ± 14,7 tuổi (6 – 63 tuổi), tỷ lệ nam : nữ là 1:2,1, cân nặng trung bình 47,0 ± 9,9 kg (16 – 60kg). Nhóm 2 : tuổi trung bình 6,5 ± 4,3 tuổi (1 – 24 tuổi), tỷ lệ nam: nữ là 1,4:1, cân nặng trung bình 12 kg (7,5 – 54 kg). Các dị tật bẩm sinh được phẫu thuật: thông liên nhĩ, thông liên thất, kênh nhĩ thất bán phần, tim ba buồn nhĩ, bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi. Các kỹ thuật phẫu thuật được thực hiện: vá thông liên nhĩ, vá thông liên thất, sửa van 2 lá, sửa van 3 lá, sửa chữa bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi. Trong 2 nhóm, người bệnh được rút nội khí quản sớm (3-6 giờ sau mổ), thời gian nằm hồi sức tim trung bình 2 ngày, thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 5 ngày và không có trường hợp tử vong. Kết luận: Phẫu thuật ít xâm lấn sửa chữa dị tật bẩm sinh khả thi và an toàn. Đường mổ ít xâm lấn ngực phải có sự hỗ trợ của nội soi cũng như đường mở ngực giữa nửa xương ức giúp tiếp cận tốt các tổn thương bẩm sinh: thông liên nhĩ, thông liên thất, tổn thương van nhĩ thất … để thực hiện các thao tác sửa chữa. Abstract Introduction: The concept of minimally invasive surgery for congenital heart disease in pediatric surgery is accepted worldwide with the aim to reduce trauma during operation. Since 2014, we have adopted a minimally surgical approach to manage the congenital heart defects. We conduct the study to identify the effectiveness and the safety of this approach. Material and Methods: Between July 2014 and July 2018, all patients who underwent a minimally invasive surgical approach at the University Medical center HCMC, were enrolled. The database including the outcomes, patients clinical conditions and satisfaction at follow-up were collected and analyzed. Results: There were 134 patients with congenital heart defects underwent minimally invasive repair. Group 1 (right video-assisted minithoracotomy): 62 patients (46%), group 2 (midline ministernotomy): 72 patients (54%). Group 1: mean age 27.6 ± 14.7ys (6 – 63 ys), male/ female ratio was : 1:2.1. Group 2: mean age 6.5 ± 4.3ys (1 – 24 ys), male/ female ration was : 1.4:1. The congenital heart defects are ASD, VSD, AVSD, Cor-triatristum, PAPVR, etc. Procedure performed are ASD closure, VSD closure, pulmonary veins rerouting, AV valve repair, etc. In both groups, all patients were removed the endotracheal tube within 3-6 hours, and discharged within 5-7 days. There was no mortality in this series. Conclusion: Approach and repair the congenital heart defects via right video- assisted thoracotomy and minimally midline sternotomy are safe and effective. Keyword: Minimally invasive approach; Congenital heart defects.