Year
Publisher
Journal
1
Institution
Institution Country
Publication Type
Field Of Study
Topics
Open Access
Language
Filter 1
Year
Publisher
Journal
1
Institution
Institution Country
Publication Type
Field Of Study
Topics
Open Access
Language
Filter 1
Export
Sort by: Relevance
<span>TỶ LỆ GIẢM MẬT ĐỘ XƯƠNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH TỪ 45 TUỔI TRỞ LÊN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2023 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN</span>

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ giảm mật độ xương ở phụ nữ mãn kinh từ 45 tuổi trở lên tại tỉnh Lâm Đồng nằm 2023 và một số yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành từ tháng 6 năm 2022 đến hết tháng 6 năm 2023 trên 681 phụ nữ mãn kinh từ 45 tuổi trở lên tại tỉnh Lâm Đồng. Kết quả: Tỉ lệ giảm mật độ xương ở phụ nữ mãn kinh từ 45 tuổi trở lên tại tỉnh Lâm Đồng năm 2023 là 83,5%. Các yếu tố liên quan đến giảm mật độ xương ghi nhận trong nghiên cứu là độ tuổi, nghề nghiệp, số con, thời gian mãn kinh, thói quen sử dụng chè/trà, cà phê và vận động thể lực. . Kết luận: Các nghiên cứu chuyên sâu về sự tác động của chế độ dinh dưỡng cần được tiến hành, từ đó các chương trình sàng lọc và can thiệp sớm trong cộng đồng đối với nhóm phụ nữ mãn kinh từ 45 tuổi trở lên để phát hiện sớm và dự phòng giảm mật độ xương.

Read full abstract
<span>CẬP NHẬT VỀ CAN THIỆP SYNBIOTICS TRONG CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE Ở TRẺ EM</span>

Synbiotics có nhiều tác động tích cực đối với sức khỏe của con người. Nghiên cứu này nhằm tổng hợp, phân tích các cập nhật về bổ sung synbiotics, tác dụng của synbiotics đối với sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, từ đó khuyến nghị các hướng phát triển tiếp theo của synbiotics trong cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ em tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu tại các cơ sở dữ liệu, thư viện điện tử y học uy tín PubMed/MEDLINE, Scopus, EMBASE, ISI Web of Science và Cochrane Library và công cụ tìm kiếm Google và Google Scholar. Kết quả:18 nghiên cứu từ 2016 đến 2024 được đưa vào nghiên cứu. Kết quả cho thấy bổ sung synbiotics có thể có tác dụng hỗ trợ kiểm soát cân nặng ở trẻ em thừa cân béo phì, hỗ trợ tích cực điều trị táo bón cơ năng và tiêu chảy ở trẻ em. Synbiotics cũng có tác dụng tăng cường miễn dịch và hỗ trợ điều trị các bệnh lý dị ứng, miễn dịch và có tác động đáng chú ý trên người bệnh mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên cần có nhiều nghiên cứu với mẫu lớn, thời gian can thiệp đủ lâu để có thể đưa ra các khuyến cáo đầy đủ bằng chứng hơn.

Read full abstract
Open Access
<span>TÁC DỤNG CỦA CHẤT BÉO TRUNG TÍNH CHUỖI TRUNG BÌNH ĐỐI VỚI CHỈ SỐ NHÂN TRẮC Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH BỊ THỪA CÂN BÉO PHÌ</span>

Chất béo trung tính chuỗi trung bình (medium chain triglyceride - MCT) có tác động lên sức khoẻ người bị thừa cân béo phì (TCBP). Nghiên cứu tổng quan này nhằm tổng hợp, phân tích các nghiên cứu lâm sàng về MCT tác dụng lên chỉ số nhân trắc ở người trưởng thành bị TCBP, từ đó đưa ra hướng dẫn sử dụng hợp lý MCT trong việc quản lý TCBP ở cộng đồng tại Việt Nam. Phương pháp tổng quan hệ thống sử dụng nguồn dữ liệu tại các cơ sở dữ liệu, thư viện điện tử y học uy tín PubMed/MEDLINE, ISI Web of Science và Cochrane Library và công cụ tìm kiếm Google và Google Scholar. Kết quả: 9 nghiên cứu từ 2001 đến 2023 được đưa vào tổng quan. Kết quả cho thấy sử dụng MCT có thể có tác dụng hỗ trợ kiểm soát cân nặng, chỉ số khối cơ thể và thành phần mỡ, nhất là khối mỡ tạng ở người TCBP. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, thời gian dài và được thiết kế can thiệp kiểm soát chặt chẽ hơn, để có thể đưa ra hướng dẫn sử dụng hợp lý MCT trong việc quản lý người trưởng thành bị TCBP tại Việt Nam.

Read full abstract
Open Access
<span>NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG THỨC SẢN PHẨM HEBI TỪ NGUỒN NGUYÊN LIỆU ĐỊA PHƯƠNG NHẰM ĐIỀU TRỊ SUY DINH DƯỠNG CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI VIỆT NAM</span>

Mục tiêu: Nghiên cứu công thức sản phẩm RUTF - “Ready to Use Therapeutic Food” dạng viên ép với tên thương hiệu HEBI với mục tiêu sản xuất được sản phẩm RUTF dạng viên ép có tính chất cảm quan phù hợp với trẻ em Việt Nam, sử dụng nguyên liệu sẵn có tại nơi sản xuất. Phương pháp: Phân tích các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật theo AOAC, đánh giá cảm quan theo phương pháp so hàng thị hiếu. Kết quả: Đã nghiên cứu được công thức sản phẩm RUTF (HEBI) có thành phần như sau: maltodextrin 9,7%, đậu xanh 8,3%, đường 15,6%, đậu tương 11,7%, bỏng gạo 5,8%, lipit bột 7,8%, whey protein 7,3%, sữa 8,7%, dầu ăn 13,6%, shorterning 8,7%, premix 2,785%. Trong đó, đậu xanh, đậu tương, gạo là những nông sản sẵn có tại Việt Nam. Sản phẩm đạt chất lượng ở cả thời điểm ngay sau khi sản xuất và sau thời gian bảo quản 12 tháng. Kết luận: Công thức sản phẩm HEBI đã được hoàn thành và đã sản xuất được sản phẩm RUTF dạng viên ép có tính chất cảm quan phù hợp với trẻ em Việt Nam, sử dụng nguyên liệu sẵn có tại nơi sản xuất.

Read full abstract
Open Access
<div><span lang="VI">CÁC QUY ĐỊNH GHI NHÃN DINH DƯỠNG CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM</span></div>

Mục tiêu: Bài thông tin này tổng quan về các chính sách ghi nhãn dinh dưỡng đã được triển khai trên thế giới, đồng thời phân tích tác động của chính sách này đối với hành vi tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng. Bài báo cũng đề xuất các hướng đi và giải pháp cho Việt Nam trong việc triển khai hiệu quả chính sách ghi nhãn dinh dưỡng. Phương pháp: Tổng quan tài liệu hệ thống. Các nguồn dữ liệu được thu thập từ PubMed, Google Scholar, Web of Science, và các tài liệu quốc tế về chính sách ghi nhãn dinh dưỡng. Quá trình đánh giá và trích xuất dữ liệu có tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ. Kết quả: Có nhiều loại nhãn thực phẩm đang được áp dụng trên thế giới. Các nghiên cứu cho thấy ghi nhãn dinh dưỡng giúp thay đổi hành vi tiêu dùng, mua thực phẩm tốt hơn cho sức khoẻ. Ngoài ra, chính sách ghi nhãn cũng khuyến khích các nhà sản xuất cải thiện thành phần sản phẩm, nhất là giảm hàm lượng natri và chất béo chuyển hóa. Những nước áp dụng chính sách ghi nhãn đã có sự cải thiện trong việc kiểm soát các bệnh không lây nhiễm. Nhãn dinh dưỡng cần phải có tính trực quan, dễ hiểu, dễ nắm bắt với đa số người dân. Kết luận: Chính sách ghi nhãn dinh dưỡng đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện sức khỏe cộng đồng và thay đổi hành vi tiêu dùng tại các quốc gia phát triển. Việt Nam có thể học hỏi từ những mô hình này, đồng thời cần triển khai đồng bộ các biện pháp giáo dục dinh dưỡng và giám sát để tối ưu hóa hiệu quả của chính sách ghi nhãn dinh dưỡng.

Read full abstract
Open Access
<span>TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, SARCOPENIA VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC DINH DƯỠNG Ở NGUỜI CAO TUỔI TẠI MỘT PHƯỜNG CỦA HÀ NỘI NĂM 2023</span>

TÓM TẮT: Mục tiêu: SDD, Sarcopenia ở người cao tuổi là tình trạng hay gặp, gây ra tăng nguy cơ mắc bệnh, giảm khả năng sinh hoạt hàng ngày từ đó tăng chi phí chăm sóc và điều trị , tăng tỷ lệ tử vong. Nghiên cứu thực hiện với mục tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng, sàng lọc Sarcopenia bằng thang điểm SARC-F và đánh giá nhu cầu chăm sóc dinh dưỡng ở người cao tuổi tại NCT ở 1 phường tại Hà Nội. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, thực hiện trên 150 đối tượng ở phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, chọn mẫu thuận tiện. Đối tượng được tiến hành đo các chỉ số nhân trắc (cân nặng, chiều cao, chu vi cánh tay, chiều dài cẳng chân), đánh giá dinh dưỡng bằng bộ công cụ MNA (Mini Nutritional Assessment), sàng lọc Sarcopenia bằng bộ công cụ SARC-F, phỏng vấn tần suất tiêu thụ thực phẩm trong 3 tháng qua, phỏng vấn một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc dinh dưỡng ở NCT trong vòng 3 tháng qua. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 69.5±7.5 tuổi. Tỷ lệ nguy cơ SDD và SDD của NCT theo đánh giá MNA là 35.3 %, theo BMI là 4%. Tỷ lệ nguy cơ Sarcopenia là 11.3%. Về tần suất tiêu thụ thực phẩm: tỷ lệ NCT ăn hàng ngày các thực phẩm có lợi cho NCT vẫn còn thấp như khoai, củ hàng ngày là 8%. Các loại tôm, cá nhỏ: 3.3 %, các loại đậu, đỗ: 8.0 %. Một số loại hạt (hạt mắc ca, điều, óc chó, hạnh nhân) là 8 %, sữa tươi và sữa công thức là 6.0 và 24.7 %. Một số vấn đề liên quan đến nhu cầu chăm sóc dinh dưỡng trong vòng 3 tháng qua: 14.7% đối tượng có cảm giác chán ăn. 26% gặp phải vấn đề táo bón, 40% gặp vấn đề khô miệng. 95% thấy chế độ ăn là quan trọng đối với NCT, 66% đối tượng biết về chế độ ăn hợp lý cho NCT, 54% đối tượng thấy cần bổ sung thêm sữa vào chế độ ăn hàng ngày. 24% cần thức ăn được cắt nhỏ, nấu mềm, nhừ hơn. 50% muốn ăn thêm bữa phụ hàng ngày. Kết luận: SDD và Sarcopenia là vấn đề thường gặp ở NCT. Nhiều NCT nhận thấy chế độ ăn là quan trọng nhưng vẫn chưa biết về chế độ ăn hợp lý cho NCT và chưa có thói quen ăn uống hợp lý. Táo bón, khô miệng, bổ sung thêm sữa vào chế độ ăn, thêm bữa phụ là những vấn đề dinh dưỡng hay gặp ở NCT

Read full abstract
Open Access
<span>MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TỚI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI 40-69 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2023</span>

Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố nguy cơ tới bệnh tăng huyết áp (THA) ở người trưởng thành 40-69 tuổi. Phương pháp: Nghiên cứu bệnh-chứng tiến hành tại Thành phố Thái Nguyên ở 126 người 40-69 tuổi, gồm 67 người bệnh THA và 59 người không THA. Sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn để phỏng vấn thu thập số liệu gồm: thông tin chung, hoạt động thể lực, sử dụng đồ uống có cồn, hút thuốc lá, thói quen ăn uống, tần suất sử dụng thực phẩm. Đo huyết áp và cân đo nhân trắc. Kết quả: Nhóm người THA có trụng bình vòng eo ở nữ giới là 83,03 ± 8,75 cm và vòng mông 94,91 ± 5,99 cm cao hơn tương ứng so với vòng eo và vòng mông của nữ giới ở nhóm không THA (vòng eo: 77,29 ± 6,88 cm; vòng mông: 90,48 ± 5,53) với p<0,01. Tỷ lệ thừa cân béo phì ở nhóm THA là 64,2% cao hơn có YNTK so với nhóm đối chứng (45,8%) với p<0,05. Tỷ lệ đối tượng sử dụng thực phẩm chế biến sẵn từ thịt cá với tần suất cao ở nhóm THA là 23,9% cao hơn so với nhóm không THA (3,4%) với p < 0,05. Tỷ lệ đối tượng sử dụng rau với tần suất cao ở nhóm THA 65,7% thấp hơn so với nhóm không THA (88,1%) với p < 0,01. Kết luận: Tình trạng thừa cân béo phì, tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn từ thịt cá và ít sử dụng rau liên quan có ý nghĩa thống kê tới tình trạng tăng huyết áp ở người 40-69 tuổi tại Thành phố Thái Nguyên.

Read full abstract
Open Access